Millennials (Gen Y) là thuật ngữ dùng để chỉ thế hệ những người sinh từ năm 1980 đến 1999. Trong bài viết này, Verig muốn chia sẻ tới bạn những sự thật thú vị về tài chính của thế hệ này để biết được họ quản lý thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và kiểm soát các khoản nợ như thế nào.
Theo dữ liệu được cung cấp bởi Institute for Fiscal Studies (Viện nghiên cứu tài chính, kinh tế có trụ sở tại London), những người trong độ tuổi 30 (Gen y) có thu nhập thực nhận ít hơn những người trong độ tuổi 40 (sinh vào những năm 1970 – Gen X). Việc thu nhập trung bình thấp, tăng chậm đã khiến cho họ tích lũy được ít hơn gen X 20%.
Có nhiều lầm tưởng cho rằng, phải chăng lối sống đắt đỏ đã khiến Millennials không còn nhiều tiền cho việc tiết kiệm hay đầu tư. Điều đó tuy đúng nhưng chưa đủ bởi việc tích lũy ít hơn là hệ quả của những yếu tố như thu nhập thấp cùng với các yếu tố ngoại cảnh khác như giá mua nhà, thuê nhà cao. Gen Y nhận thức được sự thật này nên đã cố gắng tăng thu nhập từ các nguồn khác như làm thêm hay tự kinh doanh.
Một số tài liệu còn cho rằng gen Y bao gồm cả những người sinh năm 2000
Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tài chính người Anh cho thấy, Millennials là những người có khả năng mắc nợ cao nhất so với các thế hệ khác. Nguyên nhân chính đến từ việc họ không có hiểu biết sâu sắc về tài chính cá nhân, không biết cách quản lý tiền của mình.
Số liệu cho biết, có tới 2/3 thế hệ Y không được dạy bài bản về tài chính. Gần 49% Millennials tại Anh không có kiến thức về đầu tư và con số này cũng xấp xỉ hoặc cao hơn ở các quốc gia như Việt Nam. Với thực trạng như vậy, chúng ta có thể nhận định rằng, có ít nhất hơn nửa thế hệ Y không biết hoạch định tài chính cá nhân và không có kế hoạch tài chính rõ ràng cho tương lai.
Một thống kê khác về tiền và tài sản của thế hệ Millennials
Dù thế hệ Y thích chi tiêu đắt đỏ và đôi khi có phần phung phí nhưng đây cũng là thế hệ ham muốn tiết kiệm. Theo khảo sát từ Revolut, có tới 2/3 thế hệ Millennials thường xuyên dành tiền để tiết kiệm. Mục đích tích lũy của họ thường là dành cho khoản tiết kiệm mua nhà (khoảng 33% thu nhập) và đi nghỉ dưỡng, du lịch (khoảng 30% thu nhập).
Ngoài ra, thế hệ này cũng quan tâm đến các hình thức tiết kiệm an toàn có khả năng sinh lời thấp như tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ. Chỉ có 1/4 thế hệ Y dám đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản hay tiền điện tử. Nhìn chung, tỷ lệ này tuy ít nhưng cũng không quá khó hiểu bởi gen Y là thế hệ chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nên họ sẽ bảo thủ hơn trong các quyết định đầu tư tài chính.
Bên cạnh 3 sự thật thú vị trên, vẫn còn khá nhiều điều bạn có thể tìm hiểu thêm về tài chính của thế hệ Millennials như họ chi tiêu ra sao, triển khai kế hoạch nghỉ hưu như thế nào. Họ còn là những người ưu tiên trải nghiệm ý nghĩa hơn tài sản hiện vật nên đó chính là lý do họ dành kha khá tiền cho việc tiết kiệm để du lịch, nghỉ dưỡng.