Được sự đồng ý từ Bộ trưởng Bộ Công thương, nhằm khai thác hiệu quả hiệp định EVFTA. Tới đây, Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cùng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số – Bộ Công thương (IDEA) và Kim Nam Group cùng triển khai chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử.
Hiệp định EVFTA và IPA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác.
Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi các Hiệp định này cũng gửi đi một thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định.
Là một FTA thế hệ mới, EVFTA được ví là “con đường cao tốc hướng Tây”, kết nối Việt Nam tới một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu trên thế giới cả về tài chính, công nghệ và thị trường… Tuy nhiên, để tận dụng “cơ hội vàng”, cần chú trọng một số nhiệm vụ sau:
Một là, cộng đồng doanh nghiệp cần sát cánh với các cơ quan Chính phủ trong những nỗ lực thực thi EVFTA. Cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp phải tìm và hiểu về các cam kết, thách thức, cơ hội liên quan đến ngành và lĩnh vực của mình để định vị lại mình và phải hành động ngay, phải tái cấu trúc các thị trường, bạn hàng, nguồn cung ứng… để tận dụng các cơ hội mà các cam kết mở ra.
Hai là, tiếp tục cải cách để tận dụng tốt nhất các cơ hội. Cải cách thể chế sâu, rộng hơn cam kết sẽ mở không gian phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Nỗ lực cải cách thể chế thời hội nhập phải tiếp tục củng cố những nền tảng cạnh tranh minh bạch và công bằng; phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; thúc đẩy liên kết, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo ra hệ sinh thái cộng sinh cùng có lợi giữa các FDI với doanh nghiệp trong nước.
Ba là, phải gia tốc những nỗ lực, nâng cấp nền tảng năng lực cạnh tranh của chính mình về mô hình kinh doanh, về chiến lược, quản trị, nhân lực, chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn Châu Âu… Doanh nghiệp phải đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, phải đổi mới mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh, có những chiến lược dài hạn, đặc biệt là hướng tới phát triển bền vững. Có như vậy, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tạo dựng được nền tảng tương tác vững chắc với thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung trong bối cảnh mới.
“EVFTA là cơ hội và là sức ép hợp lý để doanh nghiệp thay đổi, từ đó, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng được cơ hội gia tăng kim ngạch, doanh nghiệp trong nước đứng vững trên sân nhà”
Được sự đồng ý từ Bộ trưởng Bộ Công thương, nhằm khai thác hiệu quả hiệp định EVFTA, tới đây, Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cùng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số – Bộ Công thương (IDEA) và Kim Nam Group cùng triển khai chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử.
Có thể coi, Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam-EU (Vefta) là đề án trọng điểm với quy mô quốc gia được thực hiện nhằm:
Tới đây, ba bên đã triển khai Lễ ra mắt được diễn ra từ 15h đến 17h, thứ sáu, ngày 26/03/2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ICC – Số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. (Thông tin chi tiết trong văn bản đi kèm).
Thời gian:
Đơn vị tổ chức:
– Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM)
– Tập đoàn Kim Nam
Đơn vị đồng hành:
– Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số Việt Nam – Bộ Công thương
– Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)
Thành phần tham dự: (Dự kiến)
Đăng ký tham dự tại: videm.vn
Thời gian | Hoạt động | Thực hiện | |
14h30 | Checkin | Ban tổ chức | |
15h00 – 15h15 | – Chào mừng Đại biểu/ quý DN tới tham gia Lễ ký kết
– Phát phim tài liệu mở đề về Hiệp định EVFTA, Cơ hội và thách thức với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – Giới thiệu nội dung trong Chương trình (Agenda tổng thể) |
MC | |
15h15 – 15h25 | Phát biểu khai mạc chương trình | Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số | |
15h25 – 15h35 | – Báo cáo về kết quả làm việc giữa IDEA và VIDEM
– Trình bày phương án triển khai chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác hiệu quả EVFTA thông qua xây dựng sàn TMĐT |
Ông Nguyễn Kim Hùng Viện Trưởng Viện VIDEM | |
15h35 – 15h45 | Lễ ký kết hợp tác 3 bên giữa VIDEM, Cục TMĐT và Tập đoàn KIM NAM | Đại diện ba bên | |
15h45 – 15h55 | Phim tài liệu giới thiệu về CT hợp tác và Sàn TMĐT | MC | |
15h55 – 16h15 | Phát biểu chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ Công thương | Ủy Viên Bộ CT, Bộ Trưởng Bộ CT Trần Tuấn Anh | |
16h15 – 16h25 | Phát biểu cảm ơn của Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam | Chủ tịch hiệp hội VINASME Nguyễn Văn Thân |
Trân trọng kính mời Quý Đại biểu tham dự Lễ ra mắt để góp sức triển khai Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự đồng hành của Quý Đại biểu, chương trình sẽ diễn ra một cách thành công nhất và mang lại những đóng góp tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế.