Như chúng ta đã biết, tình hình dịch Covid đang ngày càng diện biến phức tạp và khó lường ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những ảnh hưởng to lớn nhất của dịch Covid đó là nền kinh tế chung của các doanh nghiệp . Thấu hiểu được khó khăn ấy, ngày 17/4/2020 sẽ có một sự kiện vô cùng lớn để tháo gỡ mọi khó khăn cho doanh nghiệp trong thời kỳ Covid: “Hội nghị áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn – Thời hậu Covid19”
Nhiều doanh nghiệp phải khó khăn trong thời kỳ Covid
Covid 19 là dịch bệnh ảnh hưởng đến toàn cầu. Tại Việt Nam chúng tác động lên nhiều mặt của phần đời sống xã hội. Mọi hoạt động sản xuất, lưu thông, vận chuyển hàng hóa trở nên trì trệ và bị ảnh hưởng rõ rệt. Hiện nay, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh, doanh số bị giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng doanh số xấp xỉ bằng 0.
Một khảo sát mới nhất của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân vừa đưa ra đó là có trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh cho thấy, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản. Tuy nhiên thực trạng đó là có khá nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được các chính sách phát triển, chính sách hỗ trợ, quy trình tiếp cân chính sách này. Đặc biệt, đối với những khối doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập thì việc tiếp cận càng khó khăn
Nhiều doanh nghiệp có thể phá sản nếu tình hình Covid kéo dài
Ngày 04/03/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Chỉ thị Số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Cùng với đó, ngân hàng nhà nước cũng ban hành Thông tư số 01 về tổ chức tín dụng, giảm lãi, gia hạn thời gian trả nợ. Đây là thông tư nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Hội nghị giúp phổ biến chính sách chi tiết của Đảng, nhà nước, chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn của SMEs và các doanh nghiệp nói chung.
Chính phủ đưa ra một số gói hỗ trợ cho doanh nghiệp thời kỳ Covid
Hội nghị cũng giới thiệu và đưa ra nền tảng số Miễn Phí của hiệp hội SMEs trong sản xuất kinh doanh. Trong đó 2 nền tảng số Verco24, Verig Lending sẽ kết nối nguồn vốn hướng tới sự chuyển đổi số và gói hõ trợ tái cấu trúc sau khi khủng hoảng.
SMEs sẽ cung cấp hệ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ xa, kêu gọi vốn cộng đồng. Cộng đồng SMEs sẽ dần tiếp cận và hình thành chuyển đổi số sau đó hình thành và xây dựng nền tảng kin doanh số.
Mang đến nhiều lợi ích cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đặc biệt là tinh thần ” Lá lành đùm lá rách, chống dịch như chống giặc”
Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được chính sách hỗ trợ của chính phủ và ngân hàng một cách chính xác nhất.
Cộng đồng doanh nghiệp tiến hành hỗ trợ các giải pháp cụ thể hướng tới số hóa các hoạt động quả trị và tối ưu nhất với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sau hội nghị, ban tổ chức sẽ tiến hành báo cáo Thủ Tướng Chính Phủ để tháo gỡ phần khó khăn nhất cho doanh nghiệp.
Tối ưu phần sản xuất kinh doanh biến thành thách thức thành cơ hội. SMEs giúp làm chủ nền tảng chuỗi công nghệ và cung ứng nội tiêu.
Sau khi hội nghị được diễn ra, Chính Phủ sẽ suy xét và sử dụng nện tảng góp phần hỗ trợ trực tuyến giúp hỗ trợ doanh nghiệp SMEs và hộ kinh doanh giảm thiểu chi phí không cần thiết.
Hội nghị …. được diễn ra với 3 phiên khác nhau. Hoạt động xuyên suốt của hội nghị được tiến hành như sau:
Phiên 1 Vinasme cùng doanh nghiệp hộ viên hiến kế;
Phiên 2 là tổng hể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm cơ hội mới thời Covid;
Phiên 3: Phát biểu bế mạc của chủ tích Viasme & lễ ký kết tài trợ ” doanh nân tương hỗ” chống dịch như chống giặc.
Với những giải pháp chia sẻ kết nối nguồn lực vốn giữa các doanh nghiệp và người dân. Hy vọng hội nghị sẽ giúp các doanh nghiệp có được những bước đi chắc chắn nhất để tháo gỡ khó khăn và vượt qua thời kỳ covid này.