Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhân tố thúc đẩy kinh tế về mô hình "chữ V" sau đại dịch
Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Ấn Độ nói riêng hoàn toàn yên tâm khi tìm kiếm cơ hội đầu tư. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
1. Việt Nam là một trong những trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có tăng trưởng dương năm 2020 với tốc độ gần 3%, hiện đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về quy mô GDP và dự kiến sớm vượt qua Philippines để trở thành nền kinh tế thứ 3 Đông Nam Á (sau Indonesia và Thái Lan). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Việt Nam thành công tốt đẹp đã vạch ra con đường phát triển của Việt Nam không chỉ trong 5 năm mà còn nhiều năm tới với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Ấn Độ nói riêng hoàn toàn yên tâm khi tìm kiếm cơ hội đầu tư. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Ấn Độ và Việt Nam là 2 quốc gia có quan hệ hữu nghị lâu đời với nhiều điểm đồng chiến lược, Ấn Độ là một trong 3 quốc gia đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam còn Việt Nam là một trong những trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Về quan hệ kinh tế, đầu tư, hai bên có tiềm năng trên các lĩnh vực: ô tô và phụ tùng , vật liệu xây dựng, dệt may, thép, chế biến nông nghiệp, nhất là khi hai nước đã thiết lập đường bay thẳng từ năm 2019.
Bên cạnh đó, IIA là cơ quan đại diện của các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSME) được thành lập vào năm 1985 với số lượng thành viên khoảng 10.000 và có 57 phân hội trên khắp Uttar Pradesh, Delhi, Uttarakhand và các bang lân cận. MSME là xương sống và là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ, 633,4 triệu MSMEs đóng góp khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 48% giá trị xuất khẩu và tạo ra 110 triệu việc làm. Mong muốn hợp tác với Việt Nam vì lợi ích của MSME ở cả hai quốc gia; tin rằng Việt Nam đang hợp tác toàn diện cùng Ấn Độ để giải quyết các rào cản liên quan đến thương mại.
2. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ấn Độ Pankaj Gupta chia sẻ, một số doanh nghiệp lớn của Ấn Độ như Reliance Industries Ltd; Adani, Mahindra, Shapoorji Pallonji, Hinduja Group… đã quan tâm tới việc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp công nghiệp Ấn Độ tìm kiếm các cơ hội làm ăn tại Việt Nam trong các ngành năng lượng, khai khoáng, hóa chất nông nghiệp, sản xuất đường, trà và cà phê, linh kiện ô tô.
Có rất nhiều lý do để đầu tư vào Việt Nam như khả năng tiếp cận thị trường cao, chính sách đầu tư thông thoáng, các thỏa thuận thương mại tự do, tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và chi phí lao động thấp trong khi lực lượng lao động trẻ. Các đối tác Ấn Độ mong muốn thiết lập một hiệp hội cùng Việt Nam để việc hợp tác và xúc tiến thương mại đầu tư ngày càng hiệu quả hơn.
Song song với đó, việc hợp tác này hoàn toàn có cơ sở. các công ty quy mô vừa và nhỏ chiếm 98,3% tổng số doanh nghiệp trên toàn Việt Nam, với 600.000 công ty, đóng góp tới 40% GDP và chiếm 50% lực lượng lao động. Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội thành lập năm 1995 với có 3000 thành viên trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Đánh giá hiện Ấn Độ là một trong 10 quốc gia đối tác quan trọng nhất của Việt Nam về thương mại và đầu tư. Việt Nam là đối tác thương mại thứ 4 của Ấn Độ trong ASEAN với kim ngạch thương mại trên 11 tỷ USD, tăng gấp 10 lần kể từ năm 2007 khi hai nước bắt đầu quan hệ Đối tác Chiến lược.
Hy vọng việc hợp tác sẽ thành công và mang lại lợi ích cho cả 2 đất nước.